Thư Huấn Luyện – Tháng 5, 2012

Các anh chị thân mến,

Nguyện chúc niềm vui thật sự bắt nguồn từ Đức Kitô Phục Sinh luôn mang lại sức sống cho mỗi người chúng ta.

Trong thời gian vừa qua, một số anh chị trong chúng ta đã có cơ hội hiện diện trong hai buổi gặp gỡ của SEED và YaYA tại Phoenix, AZ và Denver, CO. Và trong tư cách của một người đang mang trong lòng những suy tư về vấn đề huấn luyện, chúng ta như bị overwhelm bởi những nhu cầu nghe được từ những anh chị em than dự các buổi gặp gỡ này. Tuy nhiên một cách nào đó, H thiết nghĩ chúng ta nên vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa, vì những nhu cầu này bắt nguồn từ những ao ước thâm sâu trong lòng và chính những ao ước này sẽ là động lực thúc đẩy một người, một nhóm mở lòng cho việc được biến đổi. Công việc chính của chúng ta phải chăng là giúp nhau tạo một môi trường để nuôi dưỡng những ao ước này, ngày càng đâm rễ sâu xa? Trong tâm tình đó, H xin gửi lại lá thư của anh Liêm để xin mọi người mang vào suy tư cho tháng này và chia sẻ với nhau những tâm tình có được nha. Về nhu cầu BĐN thì qua những tâm tình nghe được, tụi mình có thể được confirmed đây là một nhu cầu và yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng của một cộng đoàn ĐH. Tuy nhiên tụi mìnnh cần những đối thoại sâu xa hơn để có thể biết nên làm như thế nào để có hiệu quả tốt. H tin đây sẽ là một đề tài nên được mang vào Summit của BHL trong một tương lai gần đây. Trong khi chờ đợi, H xin đề nghị tụi mình tiếp tục mở lòng học hỏi từ những kinh nghiệm đang có về BĐN, những kinh nghiệm tích cực cũng như tiêu cực, để có thể biết được đâu là những guidelines cần có để mọi việc mình làm thật sự giúp một nhóm tăng trưởng. H xin các anh chị nhận định và sẵn sàng mạo hiểm với các nhóm nếu họ có nhu cầu cần giúp đỡ ngay lúc này. Điều cần thiết duy nhất là chúng ta cần mạo hiểm như một cộng đoàn và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Xin được tiếp tục nhớ đến nhau trong lời cầu nguyện,

Thân mến,

T.T. Hào

2012/4/10 Liem T Le <liemski@verizon.net>

Một suy tư chia sẻ với các anh chị.

Trong quá khứ chúng ta nhìn những vấn đề và nhu cầu huấn luyện như những components riêng biệt. Chúng ta mở khóa này lo cho nhu cầu này, mở khóa kia lo cho nhu cầu kia. Nhưng nhìn đi nhìn lại thì chỉ có cùng một số người thôi. Tư tưởng có thể được am hiểu bởi những ac tham dự các khóa nhưng vẫn không thực hành được ở địa Phương vì những người không tham dự không nhận thức được nhu cầu của chính họ nên mình không thể cho những gì người khác không khao khát.

Do đó Liêm thiết nghỉ mình cần nhìn việc huấn luyện trong 1 comprehensive vision. Không những mình cần đào tạo guides/BĐN nhưng mình cũng cần giúp nhóm nhận thức được nhu cầu này, và nhận thức một cách trung thực qua những processes of spontaneous communal discernment. Đây có lẽ là thách đố lớn hơn cả việc đào tạo người Guides/BĐN vì Liêm đã thấy có nhóm: 1)rất thờ ơ về nhu cầu có guide/BĐN; 2) có để mà có thôi; 3) không biết nhận định để chọn một người thích hợp cho giai đoạn phát triển hiện thời của nhóm và chọn lựa vì convenience hay là vì nể nang, và tệ hại nhất là vì nhu cầu cá nhân của người guide/BĐN. Hậu quả có thể còn tai hại hơn là không có người guide/BĐN.

Do đó Liêm thiết nghỉ thể thức huấn luyện ‘từng gịot’ có lẽ có nhiều kết quả hơn là huấn luyện ‘thác đổ’ – nghỉa là tất cả mọi sinh hoạt ĐH là những cơ hội để chúng ta ‘nhỏ giọt’ vào những nhận thức này – a comprehensive attack on all fronts instead of a series of attacks with specific focuses. Có lẽ formation strategy is a comprehensive model that would integrate everything, and thus it would require BHLĐH/Vùng cần có những kinh nghiệm và kiến thức tổng quát như những hạt giống để trong túi sẳn sàng gieo vào tiềm thức của các thành viên. Như thế chúng ta không phải chỉ lo cho việc phong phú hóa kiến thức và kinh nghiệm nhưng giúp nuôi dưỡng 1 lòng khao khát trung thực và sâu đậm – deep and true desire. Và như thế những thành viên ĐH như là những thưở đất mầu mở sằng sàng để cho ơn gọi được đâm rề và để Chúa Thánh Thần sinh hoa trái trên họ.

một chút suy tư chia sẻ với các anh chị và các cha.

Liêm

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

Leave a comment